Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến sofa nỉ bị bẩn
Sofa là nội thất được sử dụng hàng ngày trong phòng khách nên rất dễ bị bẩn vì những nguyên nhân sau đây:
Bụi bẩn, mồ hôi từ cơ thể
Khi ngồi hoặc nằm trên sofa, mồ hôi tiết ra từ cơ thể hoặc bụi bẩn bám trên chân vô tình bám vào ghế sofa nỉ, tạo nên các vết bẩn. Nếu không thường xuyên vệ sinh ghế sẽ làm cho vết bẩn càng dính chặt vào, khó làm sạch hơn về sau.
Bụi bẩn trong không khí
Trong không khí luôn tồn tại nhiều hạt bụi bẩn, kể cả khi nhà có đóng kín cửa. Vì thế lớp bụi này sẽ đọng lại trên bề mặt của bộ ghế sofa. Do đó cần vệ sinh sofa nỉ thường xuyên để các vết bẩn này không bị “chai lỳ”.
Nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, việc vệ sinh ghế sofa lại càng khó khắn hơn khi mà khói bụi ô tô đang ngày càng trở thành vấn đề nghiệm trọng đến sức khỏe. Ghế sofa nỉ giá rẻ tại hà nội mặc dù rất tốt nhưng bạn cũng nên vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Thức ăn, nước uống rơi vãi
Nếu gia đình có thói quen ngồi trên sofa ăn uống khi vừa trò chuyện, vừa xem tivi thì vụn thức ăn dễ rơi vãi, khiến bộ sofa bị bẩn. Nhất là gia đình có trẻ em thì không thể tránh được thức ăn, nước uống rơi xuống ghế sofa. Nếu không kịp thời vệ sinh ghế sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành nấm mốc nguy hiểm cho làn da và sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Hóa mỹ phẩm ( dầu gội, chăm sóc da, sữa tắm,... )
Khi ngồi trên sofa sử dụng các loại hóa mỹ phẩm, chúng sẽ dễ rơi xuống và bám vào ghế. Theo thời gian, các vết bám bẩn này càng trở nên cứng đầu và việc vệ sinh, làm sạch trở nên khó khăn hơn.
Sự phát triển của vi sinh vật
Trong điều kiện độ ẩm cao, vải sofa nỉ có thể bị ẩm ướt. Nếu không kịp đem phơi hoặc vệ sinh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi sinh vật, hình thành nấm mốc. Khi ghế bị nấm mốc sẽ làm giảm chất lượng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài và cả sức khỏe người dùng.
Lông và chất thải thú cưng
Các loại thú cưng trong nhà nếu được tự do leo trèo, nằm ngồi trên bộ sofa có thể vô tình làm rụng lông và thải ra phân, khiến cho bộ sofa bị bẩn. Vì thế, nếu nhà có nuôi thú cưng thì việc làm sạch sofa nỉ thường xuyên là điều cần thiết.
2. 8 Cách vệ sinh sofa nỉ đơn giản tại nhà
2.1 Giặt sofa nỉ tại nhà bằng dung dịch vệ sinh
Một trong những cách tẩy vết bẩn trên ghế sofa là sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp làm sạch các vết bẩn cứng đầu từ cafe, nước ngọt, vết mực hay vết bẩn thức ăn.
Dung dịch vệ sinh chuyên dụng được chọn để vệ sinh sofa nỉ vì:
- Dễ sử dụng, mùi thơm dễ chịu
- Thành phần có chứa hoạt chất an toàn cho da tay
- Loại bỏ tốt các vết bẩn, mảng bám và mùi hôi trên sofa
2.2 Vệ sinh sofa vải bằng baking soda
Baking soda là nguyên liệu có thể dùng để khử mùi và làm sạch sofa nỉ tại nhà được sử dụng khá phổ biến. Bột baking soda chỉ nên áp dụng với các vết bẩn nhỏ, vừa giúp làm sạch vết bẩn, vừa hút ẩm và đây củng là một cách khử mùi ghế sofa tốt.
Ưu điểm của việc vệ sinh sofa bằng baking soda:
- Nguyên liệu dễ mua, an toàn khi sử dụng
- Có khả năng hấp thụ đa dạng các vết bẩn tích tụ trên ghế
Các bước vệ sinh sofa nỉ bằng baking soda:
- Bước 1: Bạn dùng khăn mềm phủi sạch bụi bẩn trên ghế.
- Bước 2: Cho một lượng baking soda vừa đủ lên vị trí có vết bẩn, chờ trong 20 phút.
- Bước 3: Dùng khăn vải khô để lau hoặc có thể sử dụng máy hút bụi hút sạch.
2.3 Vệ sinh sofa vải bằng khăn ẩm
Với một chiếc khăn ẩm, bạn có thể làm sạch ghế sofa nỉ tại nhà rất đơn giản với các bước sau.
- Bước 1: Lấy 1 chiếc khăn sau đó thấm vào nước
- Bước 2: Trải lên bề mặt ghế sofa ở vị trí cần làm sạch,
- Bước 3: Dùng gậy đập chiếc khăn lên sẽ giúp bụi bẩn bám vào khăn.
2.4 Vệ sinh sofa vải nỉ bằng chanh và bột cream tartar
Trộn chanh và bột tartar theo tỷ lệ 1:1, sau đó thoa trực tiếp lên vết bẩn trên ghế sofa trong thời gian 10 phút. Cuối cùng bạn dùng giấy mềm hoặc khăn khô để loại bỏ toàn bộ vết bẩn.
2.5 Vệ sinh sofa vải bằng cồn Isopropyl
Cồn Isopropyl là chất lỏng không màu, mùi mạnh, dễ cháy và bay hơi nhanh. Cồn dễ tan trong nước và các dung môi hữu cơ khác. Đặc biệt cồn có khả năng sát khuẩn nên thường dùng để sát trùng, tẩy rửa trong cuộc sống. Bạn có thể dùng cồn để làm sạch sofa nỉ theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nhúng vải mềm dung dịch cồn rồi chà lên các vết bẩn, vết ố lâu ngày đến khi dùng dần biến mất
- Bước 2: Dùng nước sạch lau lại lần nữa vì cồn bay hơi khá nhanh
- Bước 3: Có thể sử dụng thêm tinh dầu để mang lại hương thơm dễ chịu cho sofa
2.6 Vệ sinh sofa nỉ bằng bằng rượu
Nếu vết bẩn trên ghế sofa là nấm mốc ký sinh, bạn có thể dùng rượu để làm sạch. Tuy nhiên cần lưu ý là lượng cồn trong rượu có thể làm phai màu sắc tự nhiên của ghế sofa. Bạn hãy thực hiện vệ sinh ghế theo các bước sau:
- Bước 1: Pha rượu với nước ấm theo tỉ lệ 1:1
- Bước 2: Dùng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp này, vắt khô rồi lau lên bề mặt ghế sofa, lau kỹ ở vị trí vết bẩn, vết nấm mốc để làm sạch ghế hoàn toàn
- Bước 3: Mở máy sấy ở chế độ gió mát để sấy khô ghế hoặc đặt ghế ở vị trí thông thoáng có gió trời cho ghế sofa khô tự nhiên
2.7 Vệ sinh sofa nỉ bằng bằng giấm
Dung dịch giấm có chứa 7 - 20% axit axetic có thể làm sạch các mảng bám, vết bẩn trên ghế sofa. Vì thế bạn cũng có thể dùng giấm để vệ sinh sofa nỉ của mình một cách hiệu quả.
2.8 Vệ sinh sofa vải nỉ bằng máy hút bụi
Với chiếc máy hút bụi sẵn có tại nhà, bạn cũng có thể tự vệ sinh ghế sofa nỉ, đặc biệt là khi ghế đóng bụi hoặc các vết bẩn nhỏ. Lưu ý khi sử dụng máy hút bụi, bạn nên gắn đúng đầu bàn chải nhằm tránh làm cho nhiệt từ máy hút bụi tỏa ra, ảnh hưởng đến lớp nỉ của ghế.
Bạn có thể tham khảo các cách làm sạch sofa nhung qua video dưới đây:
3. Quy trình vệ sinh sofa nỉ đơn giản, hiệu quả tại nhà
Tương tự như khi vệ sinh ghế sofa da, nếu bạn muốn tự vệ sinh sofa nỉ tại nhà, cần phải nắm rõ trình tự các bước thực hiện để đảm bảo bộ sofa sạch sẽ, loại bỏ toàn bộ các vết bẩn, giữ cho bộ sofa được thơm tho và loại bỏ các mầm bệnh có hại cho sức khỏe.
- Bước 1: Dùng máy hút bụi hút toàn bộ bụi bẩn bám vào lớp vỏ bọc của ghế. Nếu nhà không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sơ bộ ghế
- Bước 2: Sử dụng dung dịch diệt khuẩn pha cùng hóa chất tẩy rửa, đem phun lên bề mặt ghế, chờ thêm 1 - 2 phút để hóa chất có thể ngấm vào vị trí các vết bẩn
- Bước 3: Dùng máy đánh tay để làm sạch ghế sofa, loại bỏ hết bụi bẩn, các vết ẩm mốc,... bám trên bề mặt ghế. Với các vết bẩn khó làm sạch, bạn nên sử phun hóa chất lần 2, sau đó dùng máy đánh cọ để làm sạch toàn bộ sofa nỉ
- Bước 4: Sau bước chà rửa kĩ, tiếp tục sử dụng máy hút nước công suất cao để hút hết bụi bẩn ra khỏi ghế sofa
- Bước 5: Sấy khô sofa trước khi đưa vào sử dụng hoặc dùng quạt thổi để ghế sofa nhanh khô hơn giúp ghế khô nhanh hơn
Khi áp dụng cách vệ sinh sofa nỉ này, bạn nên hạn chế sử dụng hóa chất và nước nhằm tránh tình trạng lưu lại trên ghế những vết cặn, khiến vải sofa bị phai màu hoặc hư hỏng.
4. Cách khử mùi hiệu quả sau khi vệ sinh sofa nỉ
Để khử mùi sau khi vệ sinh sofa nỉ, bạn có thể nhỏ vài giọt hương liệu vào bông gòn và đặt vào vị trí tấm khăn phía sau gối đệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm tấm bọc nỉ bên ngoài với nước xả vải để có mùi thơm dễ chịu hơn.
Trên đây là những phương pháp vệ sinh sofa nỉ tại nhà mà bạn có thể áp dụng để làm sạch bộ ghế sofa của mình mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Với mỗi cách, bạn nên thực hiện đúng hướng dẫn, kết hợp đọc thêm các thông tin lưu ý của nhà sản xuất để đảm bảo bộ sofa được làm sạch đúng cách và vẫn duy trì độ bền, tính thẩm mỹ theo thời gian.
Bên cạnh đó, bạn đang tìm kiếm mua mới một mẫu sofa nỉ giá rẻ tại Hà Nội? Hãy đến Nội Thất KDT - địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sản phẩm mà bạn mong muốn. Chúng tôi cung cấp những mẫu sofa nỉ chất lượng cao với mức giá hấp dẫn, phù hợp với mọi ngân sách.