Nội dung bài viết
1. Đặc điểm nổi bật về sofa chân gỗ
Sofa chân gỗ thật sự có những đặc điểm ra sao? Liệu đây có phải là mẫu sofa lý tưởng cho không gian của bạn? Những thông tin chi tiết về dòng sofa chân gỗ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời.
1.1 Sofa chân gỗ là gì?
Sofa chân gỗ là sản phẩm sofa được thiết kế phần chân ghế bằng chất liệu gỗ như gỗ cao su, gỗ dầu, gỗ bạch đàn,... đã qua xử lý mối mọt dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản trong lĩnh vực nội thất
Dòng sofa này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt là những bộ sofa mang kiểu dáng hiện đại và cả những bộ sofa cổ điển với đường nét cầu kỳ, công phu. Sofa chân gỗ có nhiều độ cao và kiểu dáng khác nhau, trong đó cao nhất là chân 30cm và thấp nhất là chân 6 cm.
Loại chân gỗ phổ biến và được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất
Sofa chân gỗ đẹp có kiểu dáng hiện đại
1.2 Các loại sofa chân gỗ thông dụng
1.2.1 Chân gỗ dạng tròn
Dạng chân dáng tròn có đường nét uyển chuyển luôn là chi tiết tôn lên vẻ đẹp cổ điển, diện mạo sang trọng của chiếc sofa. Thiết kế với đường cong mềm mại tưởng chừng khó đảm bảo nhiệm vụ nâng đỡ khối lượng người ngồi. Nhưng không hề, những người thợ thiết kế đã có tính toán chu toàn của riêng mình, những chiếc chân ghế dạng tròn không những đẹp mà vô cùng chắc chắn, vững chãi, đảm bảo khả năng chịu lực.
1.2.2 Chân gỗ chạm trổ hoa văn
Với những họa tiết thiết kế tỉ mỉ, những đường chạm khắc đối xứng, dạng chân gỗ chạm trổ hoa văn luôn là điểm cộng cuốn hút của những mẫu ghế sofa. Đặc biệt với dòng ghế tân cổ điển, nét kiểu cách, điệu đà của dạng chân ghế này càng phát huy tác dụng, hoàn thiện diện mạo vương giả cho dòng ghế này.
1.2.3 Chân gỗ hình ống dài
Dáng chân gỗ dài dạng ống trơn nhẵn có lẽ không còn quá xa lạ trên thị trường. Kiểu dáng tối giản, không cầu kỳ, tỉ mỉ hoa văn lại giúp cho dạng chân này tôn lên nét đẹp hiện đại, thanh lịch cho những mẫu sofa.
1.3 Ưu nhược điểm của sofa chân gỗ
Ưu điểm của sofa chân gỗ
- Sofa chân gỗ mang vẻ đẹp thẩm mỹ cao, đặc biệt là những mẫu sofa cổ điển, tân cổ điển
- Chất liệu của sofa này thường là gỗ trầm, gỗ hương, thầu dầu,... mang lại hương thơm dễ chịu, thoải mái và thân thiện với người dùng
- Sofa có chân bằng gỗ an toàn với con người và cả sàn nhà, không gây ra tình trạng trầy xước trên mặt sàn, quá trình di chuyển sofa cũng khá thuận tiện, dễ dàng
- Chân gỗ của bộ sofa dễ dàng hòa hợp với các chất liệu khác trên bộ ghế, ví dụ như da, vải, nỉ… giúp tổng thể bộ sofa không quá khác biệt
- Chất liệu gỗ không bị cong vênh, không bị rỉ sét khi sử dụng lâu dài
- Vệ sinh sofa đơn giản, dễ dàng, càng lau chùi thì chân gỗ càng trở nên nhẵn bóng đẹp mắt
- Chất liệu gỗ luôn đẹp theo thời gian, không bị lỗi thời
Nhược điểm của sofa chân gỗ
- Sofa chân gỗ có độ bền thấp hơn sofa chân bằng chất liệu inox
- Vẫn có khả năng bị mối mọt dù đã được xử lý kỹ lưỡng
- Khó thiết kế được phần chân thanh thoát như các vật liệu khác
- Vận chuyển khó khăn do chân gỗ được thiết kế dính liền với phần thân bộ sofa
- Chịu lực không cao bằng chất liệu Inox
- Giá thành sofa chân gỗ thường xuyên biến động
2. Đặc điểm nổi bật sofa chân inox
Với nội dung phần này, Nội Thất KDT tin rằng bạn sẽ có đầy đủ cơ sở thông tin để so sánh ưu nhược của sofa chân gỗ và sofa chân inox. Từ đó, biết được đâu mới là sự lựa chọn phù hợp nhất cho không gian của bạn giữa hai dạng sofa này.
2.1 Sofa chân inox là gì?
- Sofa chân inox được đánh giá cao vì độ bền cao, thiết kế được nhiều mẫu sofa có kiểu dáng thanh thoát, sang trọng và tinh tế
- Chân bằng inox rất dễ kết hợp với các mẫu ghế sofa trẻ trung, hiện đại, đặc biệt phù hợp với phòng khách của những căn hộ, chung cư ngày nay
2.3 Các loại sofa chân inox thông dụng
2.3.1 Chân ghế inox kiểu chữ V
Đặc trưng với thiết kế 3 cạnh giúp chân ghế chữ V có khả năng nâng đỡ chắc chắn. Một điểm cộng cho loại chân kiểu dáng này là dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt khi cần. Chất liệu inox ánh sáng và kiểu dáng thanh mảnh giúp kiểu chân chữ V dễ dàng tôn lên vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho từng mẫu ghế.
2.3.2 Chân ghế inox kiểu vuông thấp
Được thiết kế theo dạng khối hộp vuông hoặc chữ nhật nâng đỡ chắc chắn, chiều cao thấp, phần chân do đó dễ bị khuất bởi phần đáy sofa. Điểm này đặc biệt phù hợp cho những mẫu thiết kế muốn chú trọng tôn vinh nét đẹp phần thân trên của ghế, cần sự nhún nhường trong kiểu cách thiết kế phần chân. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn ít nhiều trong việc vệ sinh gầm ghế.
2.3.3 Chân ghế inox dạng trụ
Với thiết kế trụ tròn, kiểu chân này có khả năng nâng đỡ chắc chắn. Thiết kế đơn giản, độ bền tốt, khối lượng nhé, mẫu chân này chính là lựa chọn tuyệt vời để thiết kế nên những mẫu sofa mang phong cách hiện đại.
2.3 Ưu nhược điểm của sofa chân inox
Ưu điểm của sofa chân inox
- Ghế sofa chân inox có kiểu dáng đẹp và đa dạng, chất liệu inox giúp chân ghế chịu lực tốt và bền bỉ, chắc chắn
- Chân ghế bằng inox không bị oxy hóa hay rỉ sét, sử dụng lâu ngày sẽ sáng bóng
- Thiết kế chân ghế dễ dàng tháo rời, giúp cho việc vận chuyển ghế dễ dàng
- Chất liệu inox mang lại vẻ đẹp hiện đại cho bộ ghế
Nhược điểm của sofa chân inox
- Nếu làm từ inox kém chất lượng vẫn bị oxy hóa, rỉ sét
- Chân inox khá nặng nên việc di chuyển không phải lúc nào cũng dễ dàng
- Ghế khi kéo trên sàn dễ làm cho sàn nhà bị trầy xước
- Chân inox khó kết hợp với các chất liệu ghế khác so với chất liệu gỗ
3. Bảng so sánh ưu nhược điểm của sofa chân gỗ và sofa chân inox
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh tổng quan về ưu nhược điểm của sofa chân gỗ và sofa chân inox:
Sofa chân gỗ | Sofa chân inox | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Xem thêm:18+ mẫu ghế sofa 1m4 thiết kế nhỏ gọn và sang trọng cho mọi không gian
4. 20 Mẫu sofa chân gỗ và sofa chân inox bán chạy nhất tại Nội Thất KDT
Nội Thất KDT đã tổng hợp 20 mẫu sofa chân gỗ và sofa chân inox được ưa chuộng nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn chọn ra mẫu thiết kế hoàn mỹ nhất cho không gian của mình.
4.1 10 mẫu sofa chân gỗ được yêu thích nhất tại Nội Thất KDT
4.2 10 mẫu sofa chân inox được yếu thích nhất tại Nội Thất KDT
Trên đây là những ưu nhược điểm của sofa chân gỗ và sofa chân inox và những sản phẩm sofa bán chạy nhất tại Nội Thất KDT Mỗi dòng sản phẩm đều sở hữu lợi thế riêng, để chọn sản phẩm phù hợp, bạn nên vạch rõ tiêu chí mua sofa từ đầu sẽ dễ dàng chọn đúng bộ sofa ưng ý.